Năm cách để ngăn chặn tham nhũng theo năm hướng

Những người cần được giúp đỡ và những người ở tuyến đầu, đều dựa vào các dự án phát triển không có tham nhũng để chống lại COVID-19. Ảnh: ADB
Những người cần được giúp đỡ và những người ở tuyến đầu, đều dựa vào các dự án phát triển không có tham nhũng để chống lại COVID-19. Ảnh: ADB

By H. Lorraine Wang (王惠慧), Richeline Mascarinas

Trong thời kì đại dịch, tham nhũng trong các dự án có thể sẽ là sự sống và cái chết đối với người nghèo và người dễ bị tổn thuơng.

Các rủi ro về tính liêm chính càng được đề cao trong các cuộc khủng hoảng do dòng tiền đổ vào nhanh chóng và áp lực phải ứng phó nhanh. Các kẽ hở trong hệ thống vốn đã dễ xảy ra tham nhũng càng được lợi dụng nhiều hơn trong các trường hợp khẩn cấp. Nhu cầu mua sắm cấp bách , với quy mô lớn làm tăng nguy cơ định giá quá cao, thoả thuận hợp đồng không rõ ràng và các khoản chi tiêu sai phạm.

Nếu không được giảm thiểu, tham nhũng sẽ tước đi sự trợ giúp cần thiết cho những người thụ hưởng, đặc biệt là những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất. Nó cũng khiến cho công dân không còn tích cực tham gia vào lĩnh vực phát triển. Do đó, các tổ chức phát triển cần hợp tác cả bên trong lẫn bên ngoài thể chế của họ để loại bỏ tận gốc tham nhũng và không khoan nhượng khi phát hiện ra tham nhũng – thậm chí còn hơn thế trong các cuộc khủng hoảng.

Dưới đây là năm biện pháp cơ bản để giảm thiểu rủi ro liêm chính trong các dự án phát triển, đặc biệt là trong các trường hợp khẩn cấp.

1. Đảm bảo rằng các dự án minh bạch và công bằng; đồng thời có trách nhiệm giải trình và các biện pháp kiếm soát thích hợp. Như đã nói, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các cơ quan liêm chính nên tham gia ngay từ đầu để giúp cán bộ dự án xác định và giảm thiểu rủi ro về liêm chính, bao gồm rút ra bài học từ các đánh giá về tính liêm chính trước đây của các dự án.

Thông tin chi tiết thu thập được từ các đợt đánh giá liêm chính một cách chủ động trước đây về các dự án khẩn cấp và lĩnh vực y tế có thể cung cấp thông tin cho việc đánh giá các dự án COVID-19 để xác định các rủi ro về liêm chính và xây dựng các biện pháp giảm thiểu sai phạm và tham nhũng. Những đánh giá này tuân thủ ba nguyên tắc liêm chính cốt lõi cũng rất quan trọng trong các dự án khẩn cấp:

Minh bạch. Các quyết định quan trọng và các bên chịu trách nhiệm trong các dự án cần được ghi chép lại một cách chính xác. Những người thụ hưởng dự án và các bên liên quan khác phải nhận được thông tin quan trọng về việc sắp xếp thực hiện dự án một cách kịp thời, bao gồm nguồn vốn sẵn có, các yêu cầu và kết quả đấu thầu, và những người nhận tài trợ.

Công bằng. Cạnh tranh công bằng, yêu cầu đấu thầu khách quan và đánh giá công bằng là rất quan trọng. Các chính sách mua sắm phải được áp dụng một cách công bằng và nhất quán. Trong trường hợp khẩn cấp, nên cho phép các chính sách mua sắm có giới hạn thời gian với sự linh hoạt nhưng phải có sự sắp xếp rõ ràng và quy trình làm việc chi tiết. Ví dụ, hướng dẫn mua sắm có thể được đưa ra, trong đó khuyến khích ký hợp đồng với các nhà cung cấp đã được phê duyệt trước là những đơn vị đáp ứng được các yêu cầu về tính liêm chính của các tổ chức uy tín như các cơ quan của Liên Hợp Quốc.

Trách nhiệm giải trình và kiểm soát. Giám sát dự án một cách thích hợp liên quan đến việc lập hồ sơ, giám sát và xác nhận các khoản chi tiêu phù hợp. Cần hỗ trợ các cơ quan thực thi có năng lực đấu thầu yếu hoặc kinh nghiệm hạn chế. Bắt buộc phải giữ biên lai và theo dõi dòng tiền. Cần xây dựng hướng dẫn phân bổ quỹ và sổ tay quản lí tài chính cơ bản. Kiểm tra ngẫu nhiên hồ sơ và kết quả đầu ra của dự án có thể giúp ngăn chặn sai phạm.

Nếu chúng ta mong rằng có thể giữ cho các dự án phát triển quan trọng không bị tham nhũng trong thời kì đại dịch và sau dịch, tất cả đều phải giữ vững vai trò của mình và xây dựng một cộng đồng những quán quân về liêm chính.

2. Đẩy nhanh thẩm định mà không làm giảm tính liêm chính của dự án. Sự thẩm định có thể bị ảnh hưởng trong những trường hợp khẩn cấp vì việc kiểm tra hồ sơ thường kéo dài thời gian thực hiện dự án. Điều quan trọng là đảm bảo vẫn duy trì được các yêu cầu thẩm định của các dự án đang chịu áp lực phải thực hiện khẩn trương. Thay vào đó, các cơ quan liêm chính nên hỗ trợ các cán bộ dự án để giúp đẩy nhanh quá trình.

3.  Tăng cường các điều khoản hợp đồng về chống tham nhũng. Việc sắp xếp thực hiện và kết quả đầu ra của dự án phải được xác định rõ ràng trong hợp đồng để thiết lập các tiêu chuẩn cho các công việc, hàng hoá và dịch vụ cần được chuyển giao. Tuy nhiên, các yêu cầu về tính liêm chính rất dễ bị bỏ qua. Hợp đồng và các thoả thuận khác phải bao gồm các yêu cầu về chính sách chống tham nhũng nhằm đảm bảo trách nhiệm giải trình và phản ánh quyền của các tổ chức phát triển trong việc điều tra tham nhũng và sai phạm nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp.

4. Luôn duy trì các cơ chế khiếu nại và tiếp tục các cuộc điều tra thích hợp. Các bên liên quan cần được cung cấp cơ chế khiếu nại phù hợp để cảnh báo sai phạm và tham nhũng. Sử dụng công nghệ có thể giúp các tổ chức phát triển đảm bảo tính liên tục của việc đánh giá và điều tra khiếu nại giữa các cuộc khủng hoảng. Các đường dây liên lạc cho các khiếu nại về vi phạm liêm chính phải được mở và bất kỳ khiếu nại nào cũng phải đảm bảo được xem xét và điều tra.

5. Khuyến khích đồng nghiệp và người dân cảnh giác và báo cáo những hành vi bị nghi ngờ là sai phạm và tham nhũng. Mặc dù những lời nhắc nhở thường xuyên về cam kết thể chế đối với tính liêm chính là rất quan trọng, nhưng cần có sự hỗ trợ, hướng dẫn và khuyến khích cụ thể đối với nhân viên. Ví dụ, thông qua hội thảo trực tuyến và các khoá học trên mạng, các nhân viên tìm cách cân bằng được các ưu tiên công việc của mình và các biện pháp kiểm soát được giao phó.

Sự tham gia của người dân phải được khuyến khích. Công chúng nên được cung cấp thông tin để luôn đề cao cảnh giác. Ví dụ, các biện pháp chính sách và các nguồn tài trợ liên quan đến COVID-19 được chỉ định để giúp các quốc gia thành viên đang phát triển đều được chia sẻ trong cơ sở dữ liệu mới của chúng tôi. Các tài liệu dự án tiếp tục được xuất bản theo Chính sách Tiếp cận Thông tin của chúng tôi.

Nếu chúng ta muốn giữ cho các dự án phát triển quan trọng không bị tham nhũng trong thời kì đại dịch và sau dịch, tất cả chúng ta phải giữ vững vai trò của mình và xây dựng một cộng đồng những quán quân về liêm chính. Nếu chúng ta không làm vậy, người nghèo sẽ phải gánh chịu.

Trong thời kì khủng hoảng này, nếu những người dễ bị tổn thương nhất bị tước đi sự trợ giúp do tham nhũng, điều đó có thể sẽ là sự khác biệt giữa sự sống và cái chết.